Van phao (Float Valve): Phân loại, Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động

Van phao có chức năng kiểm soát lưu lượng nước theo mức đã cài đặt từ trước. Với tính năng này, van thường được lắp đặt trong các bể chứa nước, ứng dụng trong hệ thống tưới tiêu, chăn nuôi thủy sản, hệ thống phòng cháy chữa cháy…

Van phao – Float Valve là gì?

Van phao (tên tiếng Anh: Float Valve) là loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình như hộ gia đình, chung cư, tòa nhà, nhà máy xí nghiệp… Loại van này có chức năng điều chỉnh (tắt/ mở) dòng chảy nhằm đảm bảo chất lỏng trong bể chứa luôn nằm trong khoảng đã cài đặt từ trước.

Float Valve
Float Valve – Van phao là giải pháp thông minh giúp khắc phục tình trạng tràn nước, cạn kiệt lưu chất trong các bồn chứa

Thay vì kiểm tra thủ công mực nước trong các bồn chứa, người ta sẽ lắp đặt van phao. Khi mực nước thấp hơn mức cài đặt, van phao sẽ điều chỉnh để mở dòng chảy giúp tăng lượng nước có trong bể chứa. Khi nước đầy bể và vượt quá mức cài đặt, van phao sẽ ngắt dòng chảy để tránh hiện tượng tràn nước, đảm bảo lượng lưu chất luôn nằm khoảng đã cài đặt.

Cơ chế hoạt động của van rất đơn giản nhưng độ tin cậy cao. Vì vậy, thiết bị này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình từ dân dụng cho đến công nghiệp. Bên cạnh đó, một số hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng sử dụng van phao để công tác diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Công dụng của Float Valve

Như đã đề cập, Float Valve có chức năng giữ mực nước trong bể chứa ở mức cài đặt thông qua việc đóng – ngắt dòng chảy. Bên cạnh đó, thiết bị này còn có nhiều công dụng khác.

Các công dụng của van phao:

  • Cân bằng lượng nước trong thùng chứa, hạn chế tình trạng cạn kiệt lưu chất hoặc gây tràn làm lãng phí nước sinh hoạt.
  • Giảm rung lắc cho hệ thống.
  • Đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả, ổn định.
  • Cân bằng tải trọng của ca nô, tàu thuyền và các công trình xây dựng trên nước

Cấu tạo của van phao

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại van phao khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, thiết bị này đều có những bộ phận chính sau đây:

van phao
Các bộ phận chính của van phao bao gồm thân van, cần van phao, phao van, gioăng làm kín…

Thân van phao

Tương tự như các loại van công nghiệp khác, thân van là bộ phận chính của van phao và được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Chức năng của thân van là bảo vệ các bộ phận bên trong. Do phải chịu áp lực từ dòng chảy của lưu chất nên bộ phận này thường được làm bằng chất liệu chắc chắn, ổn định.

Cần van phao

Cần vao phao thường được làm bằng chất liệu có độ bền cao để đảm bảo không bị gỉ sét, ăn mòn. Chức năng của bộ phận này là đảm bảo van có thể vận hành linh hoạt trong nhiều môi trường khác nhau.

Phao van

Phao van là bộ phận quan trọng của Float Valve và thường có dạng hình tròn rỗng. Phao van có thể được làm bằng nhựa hoặc inox với chức năng điều khiển dẫn dòng chất từ phao, đảm bảo lượng nước trong bể chứa luôn ở mức cài đặt.

Van phao là một trong những loại van công nghiệp có cấu tạo đơn giản nhất. Chính vì vậy, giá thành của van khá rẻ, thuận tiện khi lắp đặt và sử dụng.

Các bộ phận khác

Ngoài ra, van phao còn có những bộ phận khác như màng cao su, đĩa van, van tiết lưu, gioăng làm kín, hệ thống ống dẫn…

Nguyên lý hoạt động của van phao

Không khó để nhận thấy sự hiện diện của van phao trong các bể chứa nước của hộ gia đình, xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện, chung cư… Phần phao van sẽ được lắp trong bể chứa để có thể đo được lượng lưu chất bên trong. Khi mực nước lên xuống, vị trí của phao van sẽ thay đổi và điều này sẽ kích hoạt van chuyển sang trạng thái – đóng mở.

van phao
Van phao vận hành hoàn toàn tự động dựa vào sự dịch chuyển lên – xuống của phao van

Khi mực nước giảm thấp, phao van hạ xuống tạo ra lực chuyển đĩa van sang trạng thái mở. Lúc này, nước sẽ được cung cấp và đổ vào bể chứa. Khi lượng nước đầy đến mức cài đặt, phao van nâng cao sẽ làm màng van đóng lại và ngăn không cho nước tiếp tục chảy vào bể chứa gây ra hiện tượng tràn.

Các loại van phao trên thị trường

Van phao có vai trò quan trong trong việc kiểm soát lưu chất trong các bể nước, bồn chứa. Nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng, hiện nay van phao đã được thiết kế và sản xuất với nhiều chủng loại khác nhau:

1. Van phao cơ

Van phao cơ thường được lắp đặt trên các bể chứa hoặc ống đứng (đường ống kết nối trực tiếp với nguồn cung cấp chính) để điều chỉnh lưu lượng nước trong bể chứa. Loại van phao này có cấu tạo khá đơn giản bao gồm thân van và bóng phao, hoạt động của thiết bị phụ thuộc vào việc nâng lên hạ xuống của bóng phao làm bằng nhựa hoặc inox.

van phao
Van phao cơ có cấu tạo đơn giản, chủ yếu được dùng trong các công trình dân dụng

Ưu điểm của van phao cơ là đóng mở nhanh chóng, thiết kế nhẹ, nhỏ gọn nên được sử dụng nhiều trong bể nước sinh hoạt. Một số hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng được lắp đặt thiết bị này.

2. Van phao thủy lực

Van phao thủy lực thường được sử dụng cho các hệ thống đường ống lớn. Đây là loại Float Valve có khả năng tính toán mực nước chính xác nhất. Do chỉ được sử dụng trong hệ thống lớn nên van phao thủy lực chủ yếu được sản xuất ở dạng mặt bích.

Báo giá van phao
Van phao điện thường được sử dụng trong các hệ thống công nghiệp có đường ống và áp suất lớn

3. Van phao điện

Van phao điện không vận hành tự động mà sử dụng nguồn điện. Thiết bị này cũng có chức năng đóng – ngắt máy bơm tự động và thường được lắp đặt ở những căn hộ cao tầng để máy bơm đẩy nước lên bồn chứa đặt ở trên cao.

Báo giá van phao
Van phao điện là loại Float Valve mới, hoạt động tốt và cho năng suất cao hơn các loại van vận hành tự động

Với sự hỗ trợ của van phao điện, máy bơm có thể đẩy nước lên cao mà không gặp phải hiện tượng tràn nước và quá tải. Thiết bị này được sản xuất với khả năng chống nước 100%, đảm bảo an toàn về điện khi sử dụng.

So với các loại vận hành tự động, van phao điện hoạt động tốt và cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư van phao điện sẽ cao hơn so với các loại Float Valve khác.

4. Van bi phao

Van bi phao là loại Float Valve có cấu tạo đặc biệt hơn so với các dạng van phao khác. Thiết bị này chuyên dùng cho các đường ống thông hơi. Phao van thường được giữ ở vị trí giữa dưới của đường thông hơi.

Báo giá van phao
Van bi phao có cấu tạo khá đặc biệt

Phân loại van phao theo chất liệu, xuất xứ

Để khách hàng dễ dàng lựa chọn van phao phù hợp, các đơn vị phân phối còn phân loại van dựa trên xuất xứ và chất liệu bên cạnh cách phân loại theo chức năng, phương thức vận hành như trên. Với tính ứng dụng cao, van phao được sản xuất với nhiều chất liệu, xuất xứ đa dạng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng.

Phân loại van phao dựa trên phương thức kết nối:

  • Van phao lắp ren: Nối ren thường được sử dụng cho các loại van phao có kích thước nhỏ. Dạng kết nối này có ưu điểm là độ linh hoạt cao, dễ lắp đặt, phù hợp với những công trình dân dụng. Tuy nhiên, nối ren có hạn chế là dễ bị rò rỉ nước sau một thời gian sử dụng.
  • Van phao mặt bích: Với van phao có kích thước lớn, người ta sẽ sử dụng kết nối dạng bích thay vì dạng ren. Mặt bích thường có hình tròn dẹp với nhiều lỗ nhỏ để cố định bulông. Dù lắp đặt phức tạp hơn nhưng dạng nối bích có ưu điểm là độ chắc chắn cao, phù hợp với hệ thống đường ống có kích thước và áp suất lớn.

Phân loại van phao theo vật liệu:

  • Van phao inox: Inox là chất liệu có nhiều ưu điểm hơn so với các vật liệu thông thường. Van phao inox nổi bật với khả năng chống ăn mòn, rỉ sét tốt. Tuy nhiên, vì giá bán cao nên loại van này chủ yếu được dùng trong những môi trường đòi hỏi tính vệ sinh cao.
  • Van phao nhựa: Trong các công trình dân dụng, người ta thường ưu tiên dùng van phao nhựa thay vì các loại van phao bằng chất liệu khác. Van được làm bằng nhựa PP hoặc ABS nguyên sinh. Loại van này có ưu điểm là nhẹ, bền, giá thành rẻ nên rất được ưa chuộng.
  • Van phao gang: Hầu hết các loại van công nghiệp đều được làm bằng chất liệu gang (gang cầu, gang dẻo…). Ưu điểm của van gang là độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt. Do bề mặt dễ bị oxy hóa nên van gang sẽ được phủ một lớp sơn epoxy bên ngoài.
  • Van phao đồng: Chất liệu đồng ít khi được sử dụng để sản xuất van phao do giá thành cao. Tuy nhiên, với những hệ thống nhỏ và áp suất lớn, van đồng sẽ được sử dụng. Bởi đồng có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt và chống ăn mòn vô cùng vượt trội.

Phân loại van phao theo xuất xứ:

  • Van phao Đài Loan
  • Van phao Thổ Nhĩ Kỳ
  • Van phao Hàn Quốc
  • Van phao Trung Quốc
  • Van phao Italy

Đa dạng về chất liệu, phương thức kết nối, kích cỡ… giúp van phao trở thành lựa chọn hàng đầu trong các hệ thống. Hiện tại, thiết bị này xuất hiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống công nghiệp.

Ưu nhược điểm của van phao – Float Valve

Nếu như van bướm, van cổng được sử dụng để đóng – mở dòng chảy của lưu chất thì Float Valve được dùng nhằm kiểm soát mực nước trong bồn chứa. Thiết bị này sẽ giúp cho hệ thống được hoàn chỉnh hơn, ít xảy ra rủi ro, sự cố trong quá trình vận hành.

Cũng giống như các loại van công nghiệp khác, van phao cũng sẽ có ưu nhược điểm riêng biệt. Hiểu rõ về tính năng của loại van này sẽ giúp cho bạn lựa chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu của hệ thống.

Báo giá van phao
Van phao có giá thành rẻ và độ tin cậy cao nên được sử dụng rất rộng rãi

Ưu điểm của van phao:

  • Có thể kiểm soát lưu lượng nước cũng như điều chỉnh áp suất một cách tự động. Không tốn chi phí cho nhiên liệu và nhân công như các loại van khác.
  • Đảm bảo nguồn nước ổn định trong các bể chứa, tránh trường hợp cạn nước và tràn bể trong quá trình sử dụng.
  • Van có cấu tạo đơn giản, vận hành chính xác với độ tin cậy cao.
  • Quá trình lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng đơn giản và ít tốn kém chi phí như các loại van khác.
  • Kích thước đa dạng phù hợp với mọi vị trí lắp đặt và không gian khác nhau.
  • Van phao vận hành êm ái, không gây ra tiếng ồn và rung động mạnh trong quá trình hoạt động.
  • Độ bền cao, ít hư hỏng.
  • Giá thành rẻ, đa dạng về mẫu mã, kích thước, chủng loại, xuất xứ…

Nhược điểm của van phao:

  • Cần vệ sinh và bảo trì định kỳ để đảm bảo tuổi thọ của thiết bị
  • Màng lọc dễ bị kẹt dẫn đến hư hỏng van nếu sử dụng trong hệ thống chứa lưu chất có nhiều tạp chất

Ứng dụng của Float Valve

Van phao được sử dụng rộng rãi trong hệ thống cung cấp nước sạch và xử lý nước thải. Khi sử dụng máy bơm, việc đóng – mở thủ công sẽ gây ra nhiều phiền toái. Van phao ra đời để có thể khắc phục tình trạng này. Nhờ có van phao, mực nước trong các bể chứa luôn duy trì ở mức đã được cài đặt, không xảy ra tình trạng tràn hay cạn kiệt lưu chất.

Dựa vào tính chất công trình và nhu cầu sử dụng, không khó để lựa chọn loại van phao phù hợp. Với cách vận hành thông minh, van phao giúp kiểm soát lượng nước trong bồn chứa của các hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp…

Báo giá van phao
Van phao có ứng dụng rộng rãi như hệ thống xử lý nước thải, tưới tiêu, bồn chứa, bể chứa nước sinh hoạt của chung cư, hộ gia đình…

Tóm lại, van phao sẽ có những ứng dụng như sau:

  • Hệ thống xử lý nước thải
  • Bồn chứa, bể chứa nước sinh hoạt của hộ gia đình, chung cư, trung tâm thương mại
  • Hệ thống tưới tiêu nông nghiệp
  • Hệ thống làm mát, điều hòa không khí
  • Bể chứa dầu trong nhà máy sản xuất dầu khí
  • Lắp đặt ở ao hồ nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản
  • Ứng dụng trong các công trình trên biển, đảm bảo sự cân bằng trên ca nô, tàu, thuyền…
  • Sử dụng trong bể chứa của các nhà máy sản xuất thực phẩm

Hướng dẫn lắp đặt van phao đúng kỹ thuật

Van phao cần được lắp đặt đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả trong quá trình vận hành.

cấu tạo van phao
Van phao cần được lắp đặt đúng vị trí để vận hành hiệu quả và ổn định
  • Bước 1: Lựa chọn loại van phao phù hợp với hệ thống, sau đó xác định vị trí lắp đặt thích hợp để đảm bảo thiết bị có thể kiểm soát lưu lượng nước trong bể chứa theo mức cài đặt trước đó.
  • Bước 2: Cố định van vào đường ống dẫn, đảm bảo phao van tiếp xúc trực tiếp với nước ở trong bể chứa.
  • Bước 3: Trường hợp dùng van phao điện, cần kết nối thiết bị với điện áp và các thiết bị khác như tủ điện, hệ thống máy bơm, bảng điều khiển…
  • Bước 4: Kiểm tra lại mối nối van với hệ thống để hạn chế tình trạng rò rỉ trong quá trình vận hành.
  • Bước 5: Ở lần đầu van vận hành, nên quan sát để đánh giá hiệu quả và phát hiện sớm những vấn đề bất thường.

Khi sử dụng van phao, cần kiểm tra van để bảo trì, sửa chữa khi cần thiết. Tránh trường hợp van hư hỏng gây tràn nước, cạn kiệt lưu chất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sinh hoạt.

Tiêu chí lựa chọn van phao

Do sự đa dạng về chủng loại, cấu tạo, kích cỡ, chất liệu… nên việc lựa chọn van phao cần phải dựa trên những tiêu chí sau:

  • Xác định mục đích sử dụng (dùng trong công nghiệp hay hộ gia đình)
  • Vị trí lắp đặt van
  • Loại lưu chất của hệ thống
  • Kích thước và áp suất bên trong đường ống

Dựa vào những tiêu chí này, bạn có thể chọn được loại van phao có chất liệu và kích cỡ phù hợp. Ngoài ra, nên tham khảo giá bán của các loại Float Valve để tìm được sản phẩm phù hợp với ngân sách.

Van phao (Float Valve) là một trong những loại van thông dụng nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của thiết bị này. Qua đó tìm được giải pháp tối ưu giúp hệ thống vận hành ổn định.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Van Bướm (Butterfly Valve): Phân Loại, Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động

Van bướm là một thiết bị cơ khí thông dụng, thực hiện chức năng vận chuyển và điều tiết dòng chảy lưu chất trong hệ...

Van 1 chiều lá lật: Cấu tạo, Phân loại, Ứng dụng, Cách lắp đặt

Van 1 chiều lá lật được sử dụng phổ biến trong hệ thống cấp thoát nước, PCCC, hệ thống khí nén… nhằm ngăn dòng chảy...

Van xả khí (Air Vent Valve): Cấu tạo, Nguyên lý, Phân loại, Ứng dụng

Van xả khí là thiết bị được lắp đặt chủ yếu trong các hệ thống chất lỏng, thực hiện chức năng xả bỏ lượng khí...

Van Bướm Kèm Công Tắc Giám Sát: Đặc Điểm, Phân Loại, Ứng Dụng

Van bướm kèm công tắc giám sát là thiết bị cơ khí đóng/ mở thủ công bằng tay quay vô lăng, bên trong hợp số...