Rọ bơm (Foot Valve): Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động, Phân loại
Rọ bơm (Foot Valve) là loại van 1 chiều có cấu tạo đặc biệt với bộ lọc được gắn cố định ở chân van. Thiết bị này có chức năng ngăn dòng chảy ngược và giữ lại mảnh vỡ, rác có trong lưu chất, rất lý tưởng dùng trong hệ thống bơm chìm và bơm phản lực. Với chức năng tuyệt vời, rọ bơm giúp máy bơm luôn được mồi và tránh được các sự cố không mong muốn.
Rọ bơm – Foot Valve là gì?
Rọ bơm (tên tiếng Anh: Foot Valve, Crepin Valve) được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như van chân, rọ hút, chõ bơm, van rọ hút, van chân ống nước, chõ bơm nước, rọ hút nước, van đáy, van luppe… Về cấu tạo, thiết bị này là sự kết hợp hoàn hảo giữa van 1 chiều và y lọc, hiệu quả trong việc ngăn dòng chảy ngược và lọc tạp chất, đảm bảo độ sạch của hệ thống.
Rọ hút thường được lắp đặt trước máy bơm hoặc đặt ở vị trí dưới cùng của đường ống dẫn. Ngoài chức năng chính kể trên, loại van này còn giúp giữ nước mồi để máy bơm có thể hoạt động và duy trì mức áp lực trong một số hệ thống.
Van rọ hút không chỉ được sử dụng trong công nghiệp mà còn được ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng. Hầu hết các bể chứa, hồ bơi, ao hồ… đều sẽ được lắp đặt thiết bị này. Với khả năng lọc tạp chất tương tự như y lọc, rọ bơm cần phải được vệ sinh định kỳ để làm sạch rác, cặn bẩn được giữ lại bên trong lưới lọc.
Cấu tạo của chõ bơm nước
Chõ bơm nước có cấu tạo khá đơn giản với các bộ phận chính như:
Thân rọ bơm
Thân rọ bơm là bộ phận chính có diện tích lớn nhất. Thân van cần phải có độ chắc chắn cao để bảo vệ động cơ ở bên trong. Hiện nay, bộ phận này được làm bằng khá nhiều chất liệu khác nhau như gang, nhựa, đồng, thép… để có thể phù hợp với nhiều hệ thống khác nhau.
Thân rọ bơm có hình dáng khá đa dạng như hình tròn, hình bầu dục… thay vì chỉ có hình trụ tròn như các loại van khác. Dù hình dáng có khác nhau đôi chút, thiết bị này vẫn hoạt động như một loại van 1 chiều kết hợp với khả năng lọc rác.
Đĩa của rọ bơm
Tương tự như các loại van công nghiệp khác, đĩa của rọ bơm là bộ phận có chức năng đóng – mở thiết bị. Đĩa van có hình tròn với khả năng di chuyển lên – xuống để đảm bảo lưu chất đi qua một chiều cố định. Đĩa van thường được làm bằng thép không gỉ do phải tiếp xúc với lưu chất thường xuyên.
Trục rọ bơm
Trục rọ bơm là một thanh kim loại dài, cố định đĩa van vào thiết bị. Bộ phận này cũng thường xuyên tiếp xúc với lưu chất nên dễ bị hư hỏng, rò rỉ. Vì vậy, đa phần các loại chõ bơm nước hiện nay đều có trục van làm bằng inox với độ cứng, khả năng chống ăn mòn vượt trội.
Lưới lọc
Khác biệt giữa van rọ hút với các loại van 1 chiều khác là được bố trí thêm bộ lưới lọc. Lưới lọc sẽ có chức năng giữ mảnh vỡ, tạp chất ngăn không cho cặn bẩn, rác, sỏi, đá… đi vào hệ thống.
Rọ hút vận hành hoàn toàn tự động, không phải sử dụng nguồn điện hay vận hành thủ công bằng sức người. Bộ phận bên trong van được thiết kế để có thể đóng – mở dựa trên áp suất của dòng chảy. Đây cũng là một trong những lý do giúp rọ bơm trở thành lựa chọn hàng đầu trong các hệ thống máy bơm.
Nguyên lý hoạt động của rọ bơm
Ở các hệ thống sử dụng máy bơm, rọ hút là thiết bị gần như không thể thiếu. Bởi khi máy bơm tắt và dừng hoạt động, áp suất giảm đột ngột gây ra hiện tượng chảy ngược. Hiện tượng này có thể khiến cho máy bơm bị hư hỏng, giảm tuổi thọ và dễ phát sinh các tình huống rủi ro trong quá trình vận hành.
Van chân được lắp đặt trước đường ống dẫn vào máy bơm. Khi tắt máy bơm đột ngột, van sẽ có chức năng ngăn dòng chảy ngược. Trong trường hợp máy bơm hoạt động lại, lực hút sẽ kích thích van chuyển sang trạng thái mở cho lưu chất đi qua. Lúc này, bộ lưới lọc sẽ có chức năng giữ cặn bẩn, cát, sỏi không cho tạp chất đi vào hệ thống gây hư hỏng thiết bị.
Nguyên lý hoạt động của rọ bơm phụ thuộc vào từng loại van khác nhau. Hiện nay trên thị trường sử dụng van rọ bơm có cấu tạo lò xo và cánh lật. Nguyên lý gần giống với van 1 chiều lò xo và van 1 chiều lá lật.
- Van rọ bơm lá lật: Đĩa van hình tròn, hoạt động ở dạng lật. Khi máy bơm hoạt động và xả nước, cánh van sẽ lật lên dưới áp lực của dòng chảy, lưu chất vì thế có thể di chuyển một cách thuận lợi. Trường hợp chảy ngược, áp lực của dòng chảy làm đĩa van đóng kín hoàn toàn, tránh trường hợp nước chảy vào gây hư hỏng, cháy máy bơm.
- Van rọ bơm lò xo: Với dạng lò xo, đĩa van sẽ được gắn trên lò xo. Dưới áp lực của dòng chảy thuận, lò xo bị nén lại khiến đĩa van dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu tạo thành kẽ hở cho lưu chất đi qua. Ở dòng chảy ngược, lò xo sẽ bị đẩy lại vị trí ban đầu chuyển van sang trạng thái đóng, ngăn chặn hiện tượng chảy ngược dòng.
Trong quá trình hoạt động, bộ lọc được gắn ở chân van sẽ có chức năng giữ lại các mảnh vỡ, cát, sỏi… đảm bảo độ sạch của lưu chất. Với chức năng này, van chân có thể ngăn ngừa các sự cố, hư hỏng, đồng thời tăng độ bền và tuổi thọ của các thiết bị trên hệ thống.
Các loại rọ bơm phổ biến hiện nay
Rọ bơm có hình dáng đa dạng nhưng nhìn chung đều giống nhau ở cách vận hành và nguyên lý hoạt động. Dưới đây là một số loại van chân được sử dụng phổ biến hiện nay:
1. Rọ bơm inox
Rọ bơm inox là loại van chân có giá thành cao nhất. Van có thể được làm từ inox 201, 304 hoặc 316. So với những chất liệu khác, inox có độ cứng, khả năng chịu lực, chịu nhiệt và chống ăn mòn vượt trội. Bên cạnh đó, bề mặt inox nhẵn bóng, sáng mịn nên tính thẩm mỹ cao hơn so với các chất liệu thông thường.
Do giá thành cao nên rọ bơm inox không được sử dụng quá phổ biến. Loại van hút này chủ yếu được dùng trong những môi trường đòi hỏi độ sạch cao như hệ thống của nhà máy sản xuất hóa chất, dược phẩm, hệ thống cung cấp nước sạch…
2. Rọ bơm gang
Rọ bơm gang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay do giá thành hợp lý và chất lượng ổn định. Chất liệu gang có độ bền cao, chống ăn mòn, han gỉ tốt. Tuy nhiên, bề mặt gang có thể bị oxy hóa sau một thời gian. Để khắc phục tình trạng này, rọ bơm gang thường được phủ một lớp sơn epoxy có màu xanh, đỏ, đen… để chống hiện tượng ăn mòn.
Rọ bơm gang có thể sử dụng trong nhiều hệ thống khác nhau nhưng phổ biến nhất là hệ thống cấp nước sạch của các tòa nhà, chung cư, nhà máy…
3. Rọ bơm đồng
Rọ bơm đồng chủ yếu được dùng trong các hệ thống có đường ống nhỏ. Lý do vì đồng là kim loại dẻo rất dễ uốn nên có thể dễ dàng chế tác các chi tiết nhỏ. Hạn chế của van chân đồng là giá thành cao, bù lại với khả năng chống ăn mòn và chịu lực tốt, loại van này được dùng chủ yếu trong hệ thống đường ống nhỏ, áp suất lớn.
4. Rọ bơm nhựa
Rọ bơm nhựa thường được sử dụng trong các công trình dân dụng. Van được làm bằng nhựa PP, PVC… với ưu điểm là giá thành rẻ, nhẹ, dễ lắp đặt. Van chân làm bằng nhựa chủ yếu được dùng trong hệ thống tưới nước, hệ thống bơm nước, bể chứa nước gia đình…
Trong công nghiệp, thiết bị này có thể được dùng ở một số hệ thống dẫn hóa chất. Tuy nhiên, chất liệu nhựa không thể chịu được áp suất quá lớn nên kích thước tối đa của rọ bơm nhựa chỉ từ DN15 – DN200.
Phân loại rọ bơm
Dựa trên nguồn gốc – xuất xứ, Foot Valve được chia thành các loại như sau:
- Rọ bơm Hàn Quốc
- Rọ bơm Trung Quốc
- Rọ bơm Đài Loan
- Rọ bơm Malaysia
Ưu nhược điểm của rọ bơm nước
Mỗi loại van công nghiệp sẽ có ưu nhược điểm riêng. Hiểu rõ đặc tính của mỗi loại van sẽ giúp bạn lựa chọn được thiết bị hoàn hảo cho hệ thống. Qua đó giúp hệ thống vận hành ổn định, hạn chế tối đa các sự cố và rủi ro phát sinh.
Ưu điểm của rọ bơm nước:
- Cấu tạo chắc chắn, đơn giản không có quá nhiều bộ phận. Nhờ đó, việc lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa sẽ thuận tiện hơn các loại van có cấu tạo phức tạp.
- Vận hành tự động hoàn toàn, tiết kiệm chi phí nhân công và nhiên liệu.
- Van đa dạng về kích thước, chất liệu cho đến hình dáng, kích cỡ của các loại lưới lọc. Nhờ có tính đa dạng cao, không khó để có thể lựa chọn được loại van phù hợp với hệ thống.
- Hoạt động êm ái, ít gây ra tiếng ồn.
- Giá thành hợp lý, tối ưu về chi phí đầu tư.
Nhược điểm:
- Không thể lắp đặt trong những môi trường chứa lưu chất có quá nhiều cặn bẩn, mảnh vỡ…
- Do tạp chất, mảnh vỡ được giữ lại ở lưới lọc nên có thể đi ngược vào bên trong van gây kẹt đĩa van.
Ứng dụng của rọ bơm nước
Rọ bơm nước là sự kết hợp hoàn hảo giữa y lọc rác và van một chiều. Với tính năng ngăn dòng chảy ngược vào máy bơm và lọc sạch tạp chất, thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống như:
- Hệ thống HVAC
- Hệ thống thủy lợi
- Bể chứa nước, giếng, ao hồ
- Máy bơm hút nước ở sông hồ
- Hệ thống bơm nước tưới tiêu nông nghiệp
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống rửa xe tự động
Cách lắp đặt rọ bơm nước đúng kỹ thuật
Rọ bơm nước chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi được lắp đặt đúng cách. Với thiết bị này, cần lắp đặt theo hướng dẫn sau:
- Vệ sinh đường ống sạch sẽ, đặc biệt là bề mặt tiếp xúc với rọ bơm.
- Lắp đặt rọ bơm theo từng kiểu kết nối (nối ren, mặt bích)
- Sau khi lắp đặt, nên cho hệ thống chạy thử để đánh giá hoạt động của van. Tránh trường hợp van bị rò rỉ, hư hỏng.
- Trường hợp lưu chất có quá nhiều cặn thải, nên lắp đặt thêm y lọc để hỗ trợ.
Rọ bơm nên được lắp ngay đầu ra của máy bơm. Như vậy có thể bảo vệ được máy bơm khỏi hiện tượng chảy ngược và tránh được tình trạng tạp chất, mảnh vỡ từ máy bơm đi vào bên trong hệ thống.
Lưu ý khi sử dụng rọ hút
Rọ hút nước có vai trò quan trọng trong các hệ thống máy bơm. Để thiết bị vận hành ổn định, cần phải lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng:
- Khi máy bơm hoạt động, cần theo dõi lưu chất có lên hay không. Trường hợp lưu chất không lên, cần tắt nguồn máy bơm và kiểm tra rọ hút để phát hiện sớm hiện tượng kẹt cánh van. Tránh trường hợp tăng áp suất bên trong đường ống gây ra những sự cố bất ngờ.
- Vệ sinh lưới lọc của rọ bơm định kỳ.
- Không nên lắp đặt rọ hút nước trong môi trường có quá nhiều rác thải.
Tiêu chí lựa chọn rọ hút nước
Với tính ứng dụng cao, rọ bơm được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và dân dụng. Hầu hết các hệ thống máy bơm đều phải có sự hỗ trợ của loại van này để tránh hư hỏng, sự cố phát sinh.
Để lựa chọn được rọ hút phù hợp với nhu cầu, cần dựa trên những tiêu chí sau:
- Lưu chất của hệ thống
- Nhiệt độ và áp suất của lưu chất bên trong
- Kích thước của đường ống
- Dạng kết nối với hệ thống
- Giá thành, xuất xứ của van chân
Rọ bơm (Foot Valve) là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống máy bơm. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như ưu nhược điểm của loại van này. Qua đó chọn được thiết bị phù hợp để hệ thống vận hành ổn định, tối ưu được hiệu quả cũng như chi phí đầu tư.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!