Van Bướm Kèm Công Tắc Giám Sát: Đặc Điểm, Phân Loại, Ứng Dụng
Van bướm kèm công tắc giám sát là thiết bị cơ khí đóng/ mở thủ công bằng tay quay vô lăng, bên trong hợp số được thiết kế kèm theo một bộ phận cảm biến, có chức năng theo dõi và phát tín hiệu đóng/ mở của thiết bị về phòng điều khiển. Sản phẩm này được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống chữa cháy, cấp thoát nước, sản xuất công nghiệp… để thực hiện ngăn chặn, cho phép hoặc điều tiết dòng chảy hiệu quả.
Van bướm kèm công tắc giám sát là gì?
Van bướm kèm công tắc giám sát hay còn được gọi là van bướm tín hiệu điện – là thiết bị van công nghiệp đóng/ mở thủ công bằng tay quay vô lăng, được thiết kế kèm theo một công tắc giám sát, có chức năng theo dõi và thông báo trạng thái đóng/ mở của thiết bị về phòng điều khiển. Vị trí lắp đặt chủ yếu là tại các hệ thống chữa cháy, cấp thoát nước… điều này giúp người sử dụng có thể dễ dàng quan sát được hoạt động của thiết bị từ xa.
Van được sản xuất chủ yếu từ chất liệu gang cầu, trên bề mặt van thường được sơn một lớp epoxy màu đỏ với chức năng chống gỉ sét hiệu quả. Màu đỏ cũng là màu sắc chủ đạo của lĩnh vực chữa cháy, chúng giúp người sử dụng dễ dàng phân biệt thiết bị với các loại van bướm thông thường, đồng thời mang đến giá trị thẩm mỹ cao.
Van được vận hành dễ dàng thông qua hình thức tay quay, có khả năng đóng/ mở nhanh chóng, chính xác, hiệu quả cao và tiết kiệm được nhiều năng lượng sử dụng. Thiết bị cũng được lắp đặt vào hệ thống bằng phương thức wafer hoặc mặt bích, mang đến khả năng liên kết chắc chắn, bền bỉ, không bị rung chấn và ngăn chặn tình trạng rò rỉ hiệu quả.
Công dụng của van bướm kèm công tắc giám sát
Hiện tại, người ta thường lắp đặt thiết bị van bướm này tại các hệ thống chữa cháy, cấp thoát nước và các hệ thống sản xuất, dân dụng khác.
Được thiết kế với hình dạng tương tự như một con bướm với phần đĩa van có thể quay quanh trục một góc 90 độ, chúng được lắp đặt trực tiếp trên đường ống vận chuyển lưu chất lỏng, khí nén, hơi nóng… để thực hiện kiểm soát dòng chảy và điều tiết lưu lượng vô cùng chính xác.
Thiết bị có khả năng năng đóng/ mở vô cùng nhanh nhạy, phần đĩa van được thiết kế từ chất liệu inox nên có khả năng chịu được áp lực và nhiệt độ lớn, ngăn chặn tình trạng ăn mòn vượt trội. Vị trí tiếp xúc giữa đĩa van và thân van sẽ được đệm một miếng gioăng nên hạn chế được hiện tượng ma sát. Gioăng này cũng giúp tạo độ đóng kín tuyệt đối khi van đóng, lưu chất hoàn toàn không bị rò rỉ ra bên ngoài, vi khuẩn hay bụi bẩn cũng không thể xâm nhập vào bên trong.
Ngoài ra, góc độ quay tối đa của van là 90 độ, đó là góc mở tuyệt đối nhất. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, người sử dụng có thể điều chỉnh góc độ mở của của nhiều hoặc ít tùy theo nhu cầu sử dụng, nếu góc độ mở của van càng ít, lưu lượng và áp lực di chuyển qua van cũng sẽ giảm đi, đây chính là chức năng điều tiết của thiết bị.
Cấu tạo của van bướm kèm công tắc giám sát
Là một thiết bị vận hành cơ nên dòng van bướm này cũng có cấu tạo không quá phức tạp như các dòng van điện, van khí nén… Kết cấu của chúng thường khá gọn gàng và không chứa nhiều chi tiết, bộ phận, lắp đặt cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao. Một số bộ phận chính quan trọng nhất của thiết bị là:
- Thân van: Sản xuất từ chất liệu gang cầu, bề mặt phủ epoxy chống gỉ màu đỏ, kích thước thường dao động trong khoảng DN40 – DN500, kết nối vào hệ thống bằng phương thức mặt bích, wafer…
- Đĩa van: Có dạng hình tròn, nằm chắn ngang cửa van, có khả năng đóng ngắt dòng chảy ra vào hệ thống dễ dàng, sản xuất chủ yếu từ chất liệu thép hoặc inox, không bị ăn mòn hay oxy hóa khi hoạt động.
- Vòng đệm: Chế tạo từ chất liệu EPDM, NBR… có độ mềm dẻo, tính năng đàn hồi cao, nằm tại vị trí tiếp xúc giữa đĩa van và thân van để hạn chế tình trạng ma sát ăn mòn, tạo độ đóng kín tuyệt đối và ngăn chặn rò rỉ hiệu quả.
- Trục van: Cũng được chế tạo từ thép hoặc thép không gỉ, có chức năng kết nối bộ phận điều khiển và đĩa van lại với nhau, thực hiện truyền chuyển động để đóng/ mở van chính xác.
- Tay quay vô lăng: Là bộ phận quan trọng có chức năng điều khiển hoạt động của van một cách thủ công.
- Hộp số tín hiệu điện: Sản xuất từ chất liệu nhựa hoặc hợp kim nhôm, bên trong được thiết kế với với 3 dây dẫn nhằm thu phát tín hiệu hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động của van bướm kèm công tắc giám sát
Nhìn chung, cơ chế vận hành của thiết bị van bướm tín hiệu cũng tương tự như các dòng van bướm cơ khác, điểm khác duy nhất là chúng còn có khả năng phát tín hiệu về phòng điều khiển.
Hoạt động của chúng sẽ được thực hiện thông qua hình thức quay tay quay vô lăng. Tay quay này kết nối với trục van và đĩa van bên trong, khi muốn đóng mở thiết bị, chỉ cần thực hiện quay tay quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại để tạo ra lực momen xoắn làm các bộ phận chuyển động bên trong van quay theo, cho phép hoặc ngăn chặn lưu chất di chuyển qua lại tại cửa van.
Khi van mở (một góc bằng hoặc nhỏ hơn 90 độ, nhưng lớn hơn 0 độ), đĩa van sẽ mở ra và chia cửa van thành hai khoảng trống bằng nhau, dựa vào khoảng trống này mà lưu chất có thể di chuyển qua lại dễ dàng để ra vào hệ thống. Lúc này, công tắc giám sát sẽ theo dõi hoạt động của van và báo tín hiệu mở về phòng điều khiển.
Khi van đóng (một góc tương đương 0 độ), đĩa van sẽ nằm kín hoàn toàn với thân van, vì vậy lưu chất không thể di chuyển ra vào hệ thống dễ dàng, cũng không gây rò rỉ khi sử dụng. Công tắc giám sát không cảm nhận được áp lực bên trong hệ thống sẽ báo tín hiệu đóng về phòng điều khiển.
Đánh giá ưu – nhược điểm của van bướm kèm công tắc giám sát
Bất kỳ một sản phẩm cơ khí nào cũng sẽ những đặc điểm riêng để thích hợp trong từng hệ thống sử dụng cụ thể, có thể chúng thích hợp với môi trường này nhưng không phù hợp với môi trường khác. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về sản phẩm van bướm này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số ưu điểm, hạn chế của thiết bị như sau:
Ưu điểm:
- Thực hiện chức năng đóng ngắt dòng chảy và điều tiết lưu lượng qua lại hệ thống vô cùng chính xác.
- Kích thước phong phú từ DN15 – DN500, thích hợp với nhiều quy mô hệ thống.
- Vận hành đơn giản, dễ dàng và thủ công thông qua hình thức tay quay.
- Có trang bị công tắc giám sát để thuận tiện cho quá trình theo dõi hoạt động của thiết bị từ xa, phát hiện những sự cố một cách nhanh chóng, kịp thời.
- Lắp đặt chắc chắn vào hệ thống bằng hai hình thức chính là mặt bích và wafer.
- Chất liệu gang có độ cứng cao, trên bề mặt được sơn epoxy màu đỏ giúp chống gỉ hiệu quả.
- Có kết cấu chắc chắn, thiết kế gọn nhẹ, di chuyển dễ dàng và lắp đặt thuận tiện.
- Có tính chất an toàn, thích hợp sử dụng trong môi trường nước sạch.
- Có khả năng đóng kín tuyệt đối, vòng đệm làm từ chất liệu EPDM, NBR… không gây rò rỉ khi sử dụng.
- Tiết kiệm năng lượng sử dụng.
- Tuổi thọ sử dụng lâu dài, bền bỉ theo thời gian.
Hạn chế:
- Chất liệu gang có khả năng chống ăn mòn kém hơn so với inox, chỉ thích hợp trong môi trường nước cũng như các loại lưu chất có tính chất bình thường khác.
- Vận hành thủ công bằng cơ nên van cần được lắp đặt tại những vị trí thông thoáng, gần tay người sử dụng, không thể lắp đặt tại những vị trí quá cao hoặc quá sâu.
- Tuy thực hiện chức năng điều tiết khá hiệu quả nhưng không nên sử dụng quá nhiều vì có thể làm đĩa van bị xuống cấp nhanh chóng.
Ứng dụng của van bướm kèm công tắc giám sát
Nhìn chung, khả năng ứng dụng của thiết bị này cũng khá linh hoạt, có thể mang đến hiệu quả vận hành và điều tiết vô cùng nhanh nhạy trong nhiều hệ thống như:
- Các hệ thống chữa cháy.
- Các hệ thống cấp thoát nước.
- Các nhà máy chế biến thực phẩm.
- Các hệ thống thủy lợi.
- Các hệ thống bơm.
- Các nhà máy thủy điện, nhiệt điện…
- Các hệ thống bãi chứa, bồn chứa…
- Các hệ thống HVAC.
- Các ngành đóng tàu.
Ngoài ra, thiết bị này còn rất nhiều ứng dụng tuyệt vời khác, giúp quá trình sản xuất và dân dụng trở nên thuận tiện, nhanh chóng và năng suất cao.
Những lưu ý khi lắp đặt và bảo trì thiết bị van bướm kèm công tắc giám sát
Bất cứ một sản phẩm nào cũng vậy, bên cạnh chất lượng tốt thì việc sử dụng, bảo trì đúng cách cũng là những yếu tố giúp thiết bị có thể sử dụng bền bỉ, lâu dài theo thời gian. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần ghi nhớ như sau:
- Lựa chọn thiết bị phải có thông số phù hợp với hệ thống sử dụng để giúp sản phẩm có khả năng chống chịu tốt nhất.
- Trong quá trình lắp đặt, cần mở đĩa van góc ¼ để tránh làm siết vòng đệm cao su dẫn đến đĩa van bị kẹt.
- Lựa chọn mặt bích ống phải phù hợp với tiêu chuẩn mặt bích của van thì mới có thể lắp đặt thành công, khoảng cách giữa hai đầu ống cũng vừa đủ với thân van, không được quá rộng cũng không được quá hẹp.
- Van được thiết kế với 3 loại dây dẫn, vì vậy cần lắp đặt đúng dây dẫn thì mới mang đến kết quả vận hành và thông báo tín hiệu tốt nhất.
- Vị trí lắp đặt cần thông thoáng, an toàn và thuận tiện cho người sử dụng để thực hiện vận hành thủ công.
- Mở van chậm rãi, nhẹ nhàng và theo đúng chiều của chúng.
- Thực hiện bảo trì thiết bị định kỳ 6/ tháng trên lần để vệ sinh, phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng tiềm ẩn bên trong, tránh làm gián đoạn quá trình làm việc của hệ thống.
- Mở van theo đúng chiều, đúng quy trình để không làm ảnh hưởng đến mối nối của thiết bị.
- Kiểm tra các dây dẫn bên trong, thay dây điện nếu có hiện tượng xuống cấp, đồng thời có biện pháp cách điện phù hợp để đảm bảo an toàn cho hệ thống cũng như những người làm việc xung quanh.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cấu tạo, chức năng, cơ chế hoạt động và ứng dụng của thiết bị van bướm kèm công tắc giám sát, hy vọng điều này góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này, từ đó lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với hệ thống sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!